Trang chủ Quan hệ đối ngoại Hội nghị - hội thảo

Hội nghị Khoa học quốc tế GREEN EME 2023



Sáng ngày 29 tháng 12 năm 2023, tại Hội trường Trần Chí Đáo (ĐHQG-HCM), Hội nghị Khoa học quốc tế “Khoa học Trái đất, mỏ, môi trường phục vụ chuyển đổi số, phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu” (GREEN EME 2023).


Hội nghị do ĐHQG-HCM chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng Hội đồng Giáo sư Liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ đồng đồng tổ chức. 

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết, chủ đề của Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ĐHQG-HCM. Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và tất cả hoạt động của ĐHQG-HCM, ĐHQG-HCM luôn đề cập vấn đề tăng tưởng xanh, biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, đô thị xanh… Việc tổ chức hội nghị này đi đúng chiến lược, tầm nhìn của ĐHQG-HCM trong giai đoạn tới.

Hội nghị GREEN EME 2023 xoay quanh 6 chủ đề chính, gồm:

(1) Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong Khoa học Trái đất, Mỏ, Môi trường;

(2) Chuyển đổi số trong Khoa học Trái đất, Mỏ, Môi trường;

(3) Chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng bền vững (điện gió, điện mặt trời, điện khí, địa nhiệt, điện rác, hydrogen…) và công nghệ phát thải carbon thấp;

(4) Kinh tế tuần hoàn trong quản lý tài nguyên - khoáng sản và phát triển bền vững;

(5) Ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai;

(6) Các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học Trái đất, Mỏ, Môi trường đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Hội nghị nhận được 86 dự thảo bài báo nghiên cứu. Sau phản biện, Ban tổ chức Hội nghị đã chọn 24 bài báo để báo cáo trực tiếp, trực tuyến và treo poster tại hội nghị. Các bài báo này sẽ được Ban tổ chức xuất bản trong tuyển tập chuyên đề IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (trích dẫn trong cơ sỏ dữ liệu Scopus ISSN: 1755-1315). 33 bài báo khác sẽ được đăng trong Kỷ yếu Hội nghị quốc tế GREEN EME 2023 có chỉ số ISBN (tương đương tỷ lệ chấp nhận 38%). 

Viện Môi trường và Tài nguyên tham gia trong các công tác tổ chức, chuẩn bị cho hội thảo. Bên cạnh đó, các nhà khoa học của Viện đã tích cực đóng góp cho Chương trình với các chủ đề:

- "Simulating air pollution for Ba Ria – Vung Tau Province (Vietnam)" - Quoc Bang Ho, Thoai Tam Nguyen, Thi Thuy Hang Nguyen, Hoang Ngoc Khue Vu, Ngo Doan Ngoc Diem, Nguyen Ngoc Thao Nguyen, Nguyen Thi Thanh Duyen, Tran Thi Hong Hien, Tran Van Thang, Nguyen Viet Vu, Pham Thanh Tuan, Thi Thao Nguyen Huynh.
- "Multi-criteria analysis of low impact development practices: a case study in the Tan Hoa - Lo Gom basin, Ho Chi Minh City, Vietnam" - Ngoc Hoang Giang Ngo, Nguyen Xuan Quang Chau, Thanh Trang Le.

- "Evaluating environmental and economic efficiency of a super-intensive vannamei shrimp farm for nutrient flow circulation" - Nguyen Thi Phuong Thao, Tra Van Tung, Nguyen Le Minh Tri, Nguyen Viet Thang, Le Thanh Hai, Nguyen Thi Thu Thao, Nguyen Quoc An.

- "Air pollution emission inventory in Hanoi City, Vietnam" - Quoc Bang Ho, Khue Vu, Tam Nguyen, Hang Nguyen, Hien Tran, Nguyen Nguyen, Diem Ngo, Nguyen Huynh, Nguyen Viet Vu, Pham Thanh Tuan.
- "Community perception towards sustainable urban stormwater management practices: a case study in Thu Duc City, Vietnam" - Ngoc Hoang Giang Ngo, Nguyen Xuan Quang Chau, Huynh Bao Ngoc Tra.

- "Predicting PM2.5 concentrations in Ba Ria - Vung Tau province using an artificial neural network model" - Ho Minh Dung and Nguyen Hien Than.

- "Utilizing sludge from catfish farming to produce vermicompost for improving soil quality" - Le Thanh Hai, Nguyen Thanh Hung, Ngo Thi Phuong Nam, Tran Thi Hieu, Nguyen Thi Phuong Thao, Tran Trung Kien.

- "Application of remote sensing techniques and geographic information systems to assess the variation of land surface temperature in response to land use change in Ba Ria - Vung Tau province, Vietnam" - A H Nguyen, Vo Nguyen Quang Khai and V M H Tat.

Trong khuôn khổ Hội nghị, 2 tân giáo sư và 12 tân phó giáo sư ngành Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường đã được Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ vinh danh.

Ngoài ra, Hội nghị còn diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng. Đó là công bố Chương trình KH&CN cấp quốc gia “KH&CN ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030” do Bộ KH&CN ký quyết định ban hành.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình "Chúng tôi khuyến khích các nhà khoa học của ĐHQG-HCM từ ngành khí tượng, thủy văn, môi trường, địa chất, địa lý và các khối ngành kinh tế, nhân văn tham gia Chương trình KH&CN ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long".


Một số hình ảnh tại Hội nghị: