Trang chủ Nghiên cứu khoa học Thông tin hoạt động KHCN

Nghiệm thu nhiệm vụ Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050



Chiều ngày 28/10/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cần Thơ đã chủ trì tổ chức hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hình thức trực tuyến. 


Chiều ngày 28/10/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cần Thơ đã chủ trì tổ chức hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hình thức trực tuyến. 

 

 

    Hội đồng do Ông Nguyễn Chí Kiên – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cần thơ làm chủ tịch hội đồng với các nhà khoa học đến từ các trường viện nghiên cứu và hơn 15 đại biểu đại diện cho các cơ quan, sở ban ngành của tỉnh Cần Thơ. 

    Về phía Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP. HCM có PGS.TS. Châu Nguyễn Xuân Quang, Phó viện trưởng, đại diện Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên và nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ - Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên

 

Tại hội đồng, PGS.TS. Hồ Quốc Bằng đã đại diện nhóm nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên trình bày báo cáo tổng kết nhiệm vụ, đồng thời tiếp thu, giải trình các ý kiến của các nhà khoa học cũng như các đại biểu. 

 

 

 

Kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các nội dung trên có thể kết luận như sau:

- BĐKH đã và đang có những biểu hiện và tác động đến TP. Cần Thơ;

- BĐKH sẽ tác động gay gắt hơn theo các kịch bản BĐKH, đặc biệt là khả năng ngập lụt, cũng như xâm nhập mặn tại các khu vực ven sông Hậu, và đặc biệt là Phường Tân Phú và phường Phú Thứ quận Cái Răng.

- BĐKH sẽ tác động đến tác cả các ngành và lĩnh vực của thành phố như: Tài nguyên nước, công nghiệp, nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng, năng lượng, v.v...;

- Dựa trên các giải pháp thích ứng với BĐKH,  giảm nhẹ phát thải KNK, nâng cao năng lực quản lý, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thực hiện: 72 chương trình, dự án do 14 đơn vị chủ trì thực hiện

+ Giai đoạn ngắn hạn từ 2021-2025 có 41 chương trình, dự án  

+ Giai đoạn trung hạn từ 2026-2030 có 25 chương trình, dự án 

+ Giai đoạn dài hạn 2031-2050 có 6 chương trình, dự án ứng phó BĐKH.

- Khuyến nghị UBND TP cần sớm phê duyệt KHHĐ UP BĐKH để kịp thời gian trình bộ TNMT (đã hết hạn 6/2020->10/2021) và triển khai các giải pháp UP BĐKH nhằm giảm tác hại do BĐKH.

 

 

 

Một số thông tin về nhiệm vụ:

Tên nhiệm vụ: Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thòi gian thực hiện: 11/2020 đến 10/2021

Mục tiêu của nhiệm vụ:

Tổng quát:

- Cung cấp cơ sở khoa học về sự thay đổi khí hậu trong các giai đoạn quá khứ và theo các kịch bản tương lai trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 

- Làm rõ những tác động bất lợi từ BĐKH đến các ngành, lĩnh vực quan trọng của thành phố, góp phần định hướng xây dựng, đề xuất và xếp hạng ưu tiên các giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK lồng ghép vào các kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành và phát triển tổng thể KT-XH thành phố Cần Thơ.

Cụ thể:

- Xác định rõ các thách thức và cơ hội từ BĐKH đối với quá trình phát triển các ngành và lĩnh vực quan trọng trên địa bàn TP. Cần Thơ.

- Xác định, xây dựng các giải pháp khả thi và ưu tiên cho công tác thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK cho các ngành và lĩnh vực quan trọng trên địa bàn TP. Cần Thơ.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung yếu tố BĐKH trong chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương.

Nội dung chính:

- Phân tích diễn biến khí hậu TP. Cần Thơ và Cập nhật kịch bản BĐKH trên địa bàn

- Phân tích, đánh giá tác động của BĐKH

- Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH

- Xây dựng danh mục các nhiệm vụ ưu tiên ứng phó BĐKH