Trang chủ Quan hệ đối ngoại Hội nghị - hội thảo

Các hội nghị, hội thảo đã tổ chức



Trong hơn 15 năm qua, Viện đã tổ chức trên 20 hội nghị, hội thảo các cấp. Trong đó có nhiều hội nghị, hội thảo có tác động lớn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên.


 Bên cạnh NCKH, Viện rất quan tâm đến việc tổ chức các hội nghị, hội thảo tầm quốc gia và quốc tế để phát triển hợp tác quốc tế và khẳng định vị trí của  ĐHQG-HCM  đối với cộng đồng khoa học và xã hội. Trong gần 20 hội nghị hội thảo do Viện tổ chức, có thể nêu ra điển hình một số hội thảo có tác động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là:

1)    Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững các thành phố xanh trên lưu vực sông” tổ chức tháng 5/2005 tại TPHCM. Hội thảo có sự tham gia của hơn 200 đại biểu từ các tỉnh thành trong cả nước, các nhà khoa học công nghệ môi trường, các doanh nghiệp, các đại biểu báo đài, đoàn thể. Mục đích chính của hội thảo là Xây dựng định hướng nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững thành phố xanh trên lưu vực sông, nhất là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Đề xuất cơ chế, chính sách và các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích, huy động và phát huy sức mạnh tổng lực của các thành phần kinh tế - xã hội cùng tham gia phát triển bền vững thành phố xanh trên lưu vực sông. Từ hội thảo Bộ TN& MT đã đưa vào kế hoạch triển khai các bước công tác cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường các lưu vực sông, đặc biệt tập trung cho lưu vực hệ thống sông ĐN.

2) Hội thảo quốc tế “Địa tin học phục vụ phát triển bền vững các vùng lãnh thổ” (“Geoinformatics for regional sustainable development”) được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Môi trường Tài nguyên ĐHQG-HCM với Hiệp hội Địa tin học Việt Nam – Nhật bản (JVGC). Hội thảo đã đem lại những kết quả tích cực trong việc mở ra những cơ hội tiếp cận, hợp tác đào tạo cho ĐHQG-HCM những chuyên gia trình độ cao, tiếp cận trình độ thế giới trong lĩnh vực địa tin học, là dịp tiếp xúc và tạo quan hệ quốc tế để phát triển việc ứng dụng “Geoinformatics” vào thực tiễn Việt Nam. Hội thảo đã kết hợp được hoạt động của các phiên họp chuyên đề với triển lãm giới thiệu và giao lưu giữa các đơn vị nghiên cứu trong ĐHQG-HCM như Phòng Geoinformatics (Viện Môi trường Tài nguyên), Trung tâm Địa tin học (Khu Công nghệ phân mềm ĐHQG-HCM, các đơn vị thuộc các trường thành viên ĐHQG-HCM. Qua hội thảo, bên cạnh tài trợ của ĐHQG-HCM, Viện đã huy động  sự hỗ trợ của Hiệp hội Địa tin học Việt Nam – Nhật bản (JVGC), của ĐH Thành phốOsaka, các Công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực địa tin học. Lần đầu tiên thực hiện thành công hội thảo qua mạng với trường ĐH Thành phố Osaka Nhật Bản.

3) Hội thảo Quốc tế Môi trường và Tài nguyên lần I với chủ đề “ Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp hướng tới Hội nhập quốc tế ‘’ có 194 đại biểu tham dự trong đó có đại biểu ở các nước Singapore, Hàn Quốc, Canada, Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Nga, Mỹ,...và đại diện của các Sở TNMT, Sở KHCN của các Tỉnh, với 200 bài báo tham dự và 35 poster;

4) Hội thảo quốc tế về “Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực ĐTM và ĐMC” với sự tham gia của 58 các nhà khoa học trong và ngoài nước.

5) Hội thảo Quốc tế Môi trường và Tài nguyên lần II với chủ đề “ Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu’ có 154 đại biểu tham dự trong đó có đại biểu ở các nước Singapore, Hàn Quốc, Canada, Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Mỹ,...và đại diện của các Sở TNMT, Sở KHCN của các Tỉnh, với 120 bài báo tham dự và 25 poster;

6) Hội thảo vùng Đông Nam Á “Quản lý tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông” (tên tiếng Anh: Water management and water pollution control for river basin) vào tháng 4/2011 do dự án DAAD-Exceed tài trợ, có hơn 40 đại biểu là các nhà khoa học các nước Đông Nam Á như: Indonesia, Lào, Nepal, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc. Phía Việt Nam gồm các nhà khoa học các trường Đại học trong và ngoài ĐHQG.

7) Hội thảo quốc tế về Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (ICENR2012), chủ đề: “Sức khỏe môi trường và phát triển kinh tế xã hội” có hơn 150 đại biểu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu từ Bắc vào Nam, và các nhà khoa học nước ngoài như Đức, Hàn Quốc, Singapore, Đài loan. Hội thảo đã phối hợp với Tạp chí Khoa học và Công nghệ (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xuất bản một tuyển tập công trình số đặc biệt (Vol. 50 N0. 4A, 2012) bao gồm 33 bài báo khoa học được chọn lọc từ các bài báo tham dự hội thảo.

8) Hội thảo chuyên gia “Các vấn đề về nước tại các đô thị lớn” (tên tiếng Anh: Water issues in Megacities), có hơn 60 đại biểu là các nhà khoa học đến từ 17 quốc gia: Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Egypt, Ethiopia, Indonesia, Jordan, Kenya, Lào, Nepal, Turkey, Thailand, Bukina Faso, Australia, Germany, Korea, và Việt Nam. Phía Việt Nam, đại biểu tham dự hội thảo là các nhà khoa học đến từ các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách Khoa, Đại học Tài nguyên và Môi trường, và Viện Nước và Công nghệ Môi trường, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Đại học Cần thơ, Đại học Thủy lợi Hà Nội.

Viện Môi trường và Tài nguyên luôn chủ động tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan đơn vị hoạt động trong lĩnh vực BVMT trong và ngoài nước nhằm nâng cao uy tín chuyên môn, uy tín khoa học của Viện và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ Viện.

Nội dung các chương trình hợp tác rất đa dạng, trong đó tập trung vào hợp tác nghiên cứu, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất của Viện như cấp học bổng cho cán bộ viện đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài và mời giáo sư nước ngoài sang giảng dạy, tư vấn tại viện. Việc trao đổi hai chiều này đã tác động tích cực đến hoạt động nghiên cứu và đào tạo của viện. Đến nay Viện đã có các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nước Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Áo…

Các dự án hợp tác quốc tế trong thời gian qua:

  • Dự án “Xử lý bùn thải và các giải pháp sinh lời từ bùn thải” và “Nghiên cứu công nghệ bảo vệ nước sông vùng ven biển”với Đại học Braunsweig, CHLB Đức (11/2009 - 4/2014)
  • Hợp tác với Đại học Kỹ thuật Graz, Cộng hòa Áo trong khuôn khổ chương trình ASEA-UNINET (2006 – nay)
  • Dự án Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức về “Quản lý và Bảo vệ môi trường lưu vực sông (2008 – 2011).
  • Chương trình CORE UNIVERSITY với Đại học Osaka, Nhật về “Đánh giá, quan trắc môi  trường, bảo tồn môi trườngvà xây dựng phát triển công nghệ môi trường: (2006-2007);
  • Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ “Tăng cường năng lực đào tạo cho Viện Môi trường và Tài nguyên ĐHQG-HCM (ba giai đoạn từ 1996 – 2008). Đây là một trong các hợp tác quốc tế điển hình nhằm tăng cường năng lực, xây dựng Viện trở thành một Viện nòng cốt về nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ môi trường ở khu vực phía Nam. Dự án đã kết thúc năm 2008.
  • Dự án “Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm” với Đại học  Porland, Mỹ (2002-2004); 
  • Dự án “Kinh tế chất thải” (Waste-Econ) với Đại học Toronto, Canada (1998-2001);
  • Tham gia dự án nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học các nước tiểu vùng sông Mêkông  do Đại học Mae Faluong, Thái lan chủ trì;
  • Xây dựng dự án hợp tác về bảo vệ môi trường giữa hai chính phủ Việt Nam – Hàn Quốc do công ty Huyndai làm đại diện;
  • Hợp tác với Tập đoàn Pall của Mỹ về chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý nước thải, nước cấp.

Bên cạnh các đối tác quốc tế, Viện cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Sở, ngành, các doanh nghiệp trong giải quyết các vấn đề về môi trường cho cộng đồng.

  • Được Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện quan trắc, thanh tra về môi trường tại khu vực phía Nam;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường của các tỉnh/thành: Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, An Giang, Bình Định, Đăknông,Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Kin Giang… trong giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương;
  • Hợp tác với Công ty TNHH Tài Tiến, Công ty TNHH TMDV Phúc Thiên Long trong xây dựng và triển khai các dự án xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.