Trang chủ Nghiên cứu khoa học Thông tin hoạt động KHCN

Tình hình nghiên cứu khoa học trong năm 2016 và 2017



Trong năm học 2016 – 2017 Viện đã và đang triển khai thực hiện 59 đề tài/nhiệm vụ KHCN các cấp, trong đó 30 đề tài đã nghiệm thu với tổng giá trị hợp đồng đạt 13,876 tỷ đồng (trong đó bao gồm 9 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các đơn vị). Đang triển khai thực hiện 29 đề tài các loại với tổng giá trị hợp đồng đạt 26,626 tỷ đồng, gồm 9 đề tài chuyển tiếp từ những năm trước và 20 đề tài ký kết mới trong năm 2017.


Đến thời điểm hiện tại, số lượng đề tài nhiệm vụ đăng ký mới năm 2018 là 29 đề tài với tổng kinh phí dự kiến 36,209 tỷ đồng, trong đó có 9 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các đơn vị. So với năm học 2015-2016, đề tài/nhiệm vụ KHCN của Viện tăng đáng kể cả về số lượng đề tài/nhiệm vụ và tổng kinh phí thực hiện.

         Việc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước về BVMT cho các địa phương vẫn tiếp tục là thế mạnh của Viện trong năm qua. Một số đề tài đã đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trải rộng từ Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu vực Sông Sài Gòn - Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như:

-         Các đề tài về ngăn ngừa ô nhiễm, không phát thải

Nghiên cứu ứng dụng và triển khai một số mô hình không phát thải hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm cho cụm dân cư nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững tại các làng nghề khu vực nông thôn trên địa bàn TP.HCM

Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu

Xây dựng cơ sở dữ liệu về kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT) cho ngành sản xuất tinh bột khoai mì và áp dụng xây dựng phương pháp đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm cho các nhà máy sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam

Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Nghiên cứu đề xuất bộ công cụ đánh giá (Toolkit) Tiết kiệm năng lượng kết hợp lồng ghép Gỉảm thiểu chất thải cho ngành chế biến gỗ. Áp dụng triển khai thí điểm cho một cơ sở chế biến gỗ điển hình

Nghiên cứu đề xuất công cụ phục vụ kiểm toán nhanh năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn cho một số ngành công nghiệp chủ yếu của Tỉnh Bình Dương

-         Các đề tài về đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên:

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Long An đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

Khảo sát, điều tra và xây dựng kế hoạch bảo tồn gene tỉnh Long An

Xác định nguyên nhân cây chết, nước giếng bị nhiễm mặn, đất bị ngập úng nước và nhiễm mặn tại khu vực Sân Xe chùa Linh Sơn Tự, thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến sản phẩm, môi trường và sức khoẻ con người trong khu vực trồng cây có múi trên địa bàn Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khắc phục

Xây dựng mô hình dự báo phản ứng lâu dài của rừng ngập mặn đối với các thay đổi của điều kiện môi trường

Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất phương án cụ thể nhằm phát triển, hệ thống cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Định lượng giá trị của hệ thống cây xanh công cộng phục vụ quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu TP. HCM

-         Các đề tài về tài nguyên nước

Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực Đông Nam Bộ phù hợp phát triển kinh tế xã hội, ứng phó các sự cố môi trường và biến đổi khí hậu

Vận hành mạng quan trắc nước dưới đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 – 2017

Nghiên cứu đánh giá giá trị các nguồn nước mặt và nước dưới đất trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác quản lý, khai thác sử dụng hợp lý

Nghiên cứu đánh giá tác động của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đến chất lượng nước mặt thông qua sinh vật phù du và động vật đáy

-         Các đề tài về ô nhiễm không khí, BĐKH:

Thiết lập mô hình lan truyền ô nhiễm không khí với hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp tại TP.HCM

Thiết lập mô hình lan truyền ô nhiễm không khí và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí phục vụ phát triển bền vững thành phố Cần Thơ

Kiểm kê khí thải cho thành phố Cần Thơ

Nghiên cứu chế độ và diễn biến nồng độ ozone từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu nồng độ ozone trên địa bàn TP.HCM.

- Các đề tài về sự cố môi trường:

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận đánh giá sự cố môi trường do phát thải hóa chất độc hại và chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Long An;

         Trong năm qua, Viện tiếp tục triển khai các nghiên cứu cơ bản và đề tài nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên. Trong đó các chủ đề nghiên cứu chính gồm:

-         Công nghệ môi trường:

Chế tạo than sinh học từ tính kết hợp nano sắt hóa trị zero ứng dụng cho xử lý nước thải dệt nhuộm;

Khảo sát sự hiện diện của các sản phẩm phụ khử trùng (DBPs) trong nước cấp sau xử lý bằng Clo và đánh giá hiệu quả loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước bằng vật liệu hydroxit lớp kép Zn/Al và Magnetite;

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Plasma lạnh trong xử lý nước thải dệt nhuộm và cồn rượu;

Ứng dụng quá trình một bước Nitrite hóa bán phần/Anammox sử dụng công nghệ RBCR xử lý Nitơ nước thải cao su;

Nghiên cứu công nghệ xử lý chất khó phân hủy sinh học bằng công nghệ MBBR-SBR;

Nghiên cứu loại độ màu và COD trong nước thải nhuộm hoạt tính và trực tiếp bằng phương pháp keo tụ điện hóa

-         Công nghệ sinh học và độc học môi trường:

Xây dựng kit sinh học xác định độc tính phục vụ quan trắc ô nhiễm nước mặt vùng Tây Nam Bộ;

Xây dựng phương pháp định danh cây dược liệu mật nhân (Eurycoma longifolia) bằng kỹ thuật AND mã vạch;

Nghiên cứu mức độ đa dạng cộng đồng vi nấm trong các quá trình ủ phân compost bằng kỹ thuật điện di gel gradient biến tính (DGGE);

Nghiên cứu sự hiện diện và đặc điểm của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nước thải của hhoạt động nuôi tôm thâm canh;

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm xử lý mùi hôi, tăng cường hiệu quả sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

         Các phòng chuyên môn tích cực đăng ký đề tài/dự án các cấp, một số phòng chuyên môn của Viện có số lượng đề tài được xét duyệt lớn với tổng giá trị hợp đồng NCKH đang triển khai thực hiện năm 2017 lên đến trên 10 tỷ đồng. 

         Đa số các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện được triển khai đạt kết quả tốt và được đánh giá cao. Một số đề tài vượt chỉ tiêu đăng ký, đặc biệt là các chỉ tiêu về sản phẩm khoa học (công bố khoa học, hướng dẫn sinh viên và học viên).

         Ngoài các đề tài, dự án, nhiệm vụ triển khai theo đặt hàng của các địa phương, Viện cũng rất tích cực hỗ trợ các địa phương giải quyết các vấn đề môi trường thời sự, bức xúc. Các hợp tác này chủ yếu là hỗ trợ công tác chuyên môn về kiểm soát ô nhiễm, giải quyết khiếu kiện, hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương.

 

Bảng 1. Các chương trình/dự án hỗ trợ địa phương trong năm 2017

STT

Đối tác

Tên chương trình hoạt động

Thời gian
(Từ - Đến)

Tóm tắt nội dung, kết quả đạt được trong hoạt động hợp tác với địa phương

1

UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Hỗ trợ đánh giá thiệt hại do ô nhiễm sông Chà Và

2015-8/2017

Hỗ trợ UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xác định nguyên nhân cá lồng bè bị chết hàng loạt trên sông Chà Và. Kết quả đánh giá làm cơ sở để Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giải quyết khiếu kiện của các hộ nuôi cá đối với các cơ sở chế biến thủy sản ở xã Tân Hải. 

2

UNBD tỉnh Bình Thuận

Hỗ trợ đánh giá tác động do ô nhiễm môi trường từ Trung tâm nhiệt điệnVĩnhTân

2017-nay

Hỗ trợ UBND tỉnh Bình Thuận xác định xác định nguyên nhân cây chết, đất bị ngập úng, nhiễm mặn, nguồn nước bị nhiễm mặn tại khu vực xung quanh bãi xỉ của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. Kết quả đánh giá làm cơ sở để UBND tỉnh Bình Thuận có những chính sách đền bù /hỗ trợ thiệt hại. 

3

HĐND tỉnh Bình Thuận

Phối hợp giám sát các vấn đề môi trường của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân

2017 – nay

Tham gia vào đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận với vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực môi trường nhằm đánh giá các vấn đề môi trường (gồm sự tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT, hiện trạng đầu tư các công trình xử lý chất thải, hiện trạng môi trường….) của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân

4

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận

Giải quyết khiếu kiện do nhiễm mặn ở đồng muối Thông Thuận

2009-2017

Hỗ trợ Sở TNMT Bình Thuận trong việc giải quyết khiếu kiện về việc gây ô nhiễm tại đồng muối Thông Thuận. Địa phương đã căn cứ vào kết quả đánh giá của Viện để tính toán mức độ thiệt hại làm cơ sở đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng

5

Sở TN&MT Hậu Giang,

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hỗ trợ đánh giá mức độ phù hợp của các hệ thống xử lý chất thải nhà máy giấy Lee and Man

2016-nay

Tham gia vào các đoàn kiểm tra/giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang.

           

Viện cũng luôn đảm bảo thực hiện tốt công tác quan trắc chất lượng môi trường của Trạm Quan trắc Quốc gia Môi trường III tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL.

 

 

Bảng 2. Thống kê tình hình thực hiện đề tài, nhiệm vụ KHCN năm 2017

Số đề tài, nhiệm vụ

Đề tài đang thực hiện

Đề tài đã nghiệm thu trong năm 2017

Tổng số

Chuyển tiếp những năm trước

Ký kết mới 2017

Cấp cơ sở

2

0

2

2

Cấp ĐHQG loại C

9

1

8

5

Cấp ĐHQG loại B

1

0

1

0

Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

0

0

0

9

Đề tài, nhiệm vụ KHCN Bộ/Thành phố/Tỉnh

15

7

8

14

Cấp Nhà nước

0

0

0

0

Tây Nam Bộ

1

1

0

0

Nafosted

1

0

1

0

Tổng cộng

29

9

20

30